ToanTamVillagates - Quy trình sản xuất
( 02-07-2018 - 12:43 PM ) - Lượt xem: 1586
Sau khi thống nhất mẫu mã, hình ảnh đã chọn, lấy kích thước chính xác thực tế của công trình. Phòng kinh doanh sẽ chuyển qua bộ phận kỹ thuật tiến hành làm mẫu, đúc và xử lý để hoàn thiện sản phẩm.
Để tạo nên sự hoàn mỹ của sản phẩm, công ty Toàn Tâm sẽ xây dựng sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật như sau:
I – Bộ phận làm mẫu:
Ngay khi Phòng kinh doanh bàn giao chi tiết, hình ảnh và kích thước cho bộ phận kỹ thuật, bộ phận kỹ thuật sẽ cho tiến hành vẽ mẫu theo hình ảnh và kích thước yêu cầu, lập trình trên máy tính để đưa vào máy cắt CNC chạy mẫu
Mẫu được làm bằng gỗ, sử dụng công nghệ làm trên máy cắt CNC nhằm tạo hoa văn tinh xảo, sắc nét, đường nét sản phẩm đẹp và đều.
Thời gian làm mẫu để sản xuất sản phẩm từ 15 ngày kể từ ngày đặt hàng.
II – Bộ phận đúc:
Sau khi bộ phận làm mẫu và xử lý xong sẽ được chuyển qua bộ phận đúc
Bộ phận đúc sẽ dựa trên thiết kế của công trình, những hạng mục sẽ sử dụng nguyên liệu nhôm phù hợp nhằm đảm bảo đạt thẩm mỹ trong quá trình thi công và độ bền của sản phẩm.
Trong bộ phận đúc sẽ có 2 công đoạn là chọn nguyên liệu và làm khuôn đúc:
- Nguyên liệu sử dụng:
Nguyên liệu nhôm có 2 loại chính đó là Nhôm nguyên chất và Hợp kim nhôm:
- Nhôm nguyên chất:
- Đối với nhôm nguyên chất thì nhôm chiếm tỷ lệ 99% nên có độ dẻo cao. Cho nên nhôm nguyên chất chỉ phù hợp để sản xuất cho các hạng mục có trọng lượng nhẹ như ban công – cầu thang uốn cong theo thiết kế
- Đối với nhôm nguyên chất không phù hợp sử dụng cho phần cổng vì cổng có trọng lượng lớn, ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết nên không thể đảm bảo độ cứng cần thiết và có thể gây biến dạng cong vênh khi chịu nhiệt độ cao ngoài trời.
- Hợp kim nhôm:
- Đối với hợp kim nhôm thì trong nhôm chỉ chiếm khoảng ~ 87%, ~13% (Silic – Crom – Cu – Magie và một số hợp chất khác) nhằm tạo độ cứng cho nguyên liệu và thường hay sử dụng để sản xuất máy móc trong công nghiệp.
- Trong các hạng mục của công trình như cổng, hàng rào, cầu thang, lan can… thì hợp kim nhôm có thể sản xuất được cho các hạng mục trên và chỉ áp dụng cho những hạng mục thẳng, không uốn cong.
2 – Đúc sản phẩm:
- Làm khuôn:
- Hầu hết các đơn vị sử dụng đúc trên khuôn cát và đúc thủ công.
- Khâu làm khuôn phải đòi hỏi những thợ lâu năm và có kinh nghiệm xử lý trong việc tạo hình, tạo nét, đặt những lỗ rót và lỗ thoát hơi cho phù hợp để tránh trường hợp bí hơi trong quá trình rót làm cho sản phẩm không đạt chất lượng và hư hỏng hoa văn trên sản phẩm
- Sau khi tạo hình và hoa văn cho 2 bề mặt khuôn thì vấn đề xử lý ráp 2 mặt khuôn lại với nhau phải được chi tiết và cẩn thận, căn chuẩn để tránh trường hợp lệch khuôn, đúc ra sẽ không đạt
- Qua quá trình tạo khuôn đúc hoàn thành sẽ tiến hành nấu nhôm và thời gian nấu từ 4 – 6 tiếng tùy theo số lượng nấu nhiều hay ít. Thông thường nhiệt độ nhôm nóng chảy từ 500 – 600 độ C, nhưng để đáp ứng được việc đúc sản phẩm kích thước lớn và đạt chất lượng thì nhiệt độ nấu lên tới 800 – 900 độ C
- Sau khi đổ xong nhôm vào khuôn sẽ chờ nhôm nguội mang ra kiểm tra chất lượng, đường nét hoa văn đạt hay chưa. Khi kiểm tra xong nếu chưa đạt do lỗi kỷ thuật, lỗi sản phẩm sẽ được phá ra và làm lại sản phẩm khác, nếu đạt sẽ chuyển qua bộ phận xử lý hoàn thiện sản phẩm.
III – Xử lý và hoàn thiện sản phẩm:
- Sau khi bộ phận đúc chuyển sản phẩm qua thì bộ phận xủ lý hoàn thiện sản phẩm sẽ có nhiệm vụ đánh sạch cát trên bề mặt, mài bóng bề mặt và xử lý các góc cạnh hoa văn, được làm thủ công, sử dụng matiz (chuyên dung xử lý bề mặt xe hơi) để xử lý bề mặt cho láng mịn và kết hợp các thiết bị máy móc.
- Sau khi xử lý bề mặt xong sẽ chuyển qua sơn.
- Trong quá trình sơn phải ở nơi không ráo, thoáng mát tránh nhưng nơi ẩm ướt. Mỗi lần sơn phải chờ 2 tiếng khô bề mặt và 12 tiếng khô hoàn toàn mới sơn lớp tiếp theo và được sơn 5 lớp.
- Cho sơn lót lần 1chờ khô hoàn toàn 12 tiếng để kiểm tra và xử lý lại
- Xử lý sau sơn lót lần 1 sẽ cho sơn lót lần 2 chờ khô hoàn toàn 12 tiếng
- Sơn màu đồng chờ khô hoàn toàn sau 12 tiếng
- Sơn màu nhũ để tạo nhũ hoa văn chờ khô hoàn toàn 12 tiếng
- Phủ bóng bề mặt bảo vệ lớp sơn màu
- Chờ khô hoàn toàn và giao lên công trình để lắp ráp
V – PHẦN 3: BẢO HÀNH BẢO TRÌ SẢN PHẨM
1- Bảo hành:
- Bảo hành 03 năm đối với sơn ( bông, tróc, dộp), 10 năm đối với khung nhôm.
- Trong thời gian bảo hành, nếu sản phẩm có sự cố sẽ được công ty xử lý lại toàn bộ miễn phí.
2- Bảo trì:
- Trong thời gian bảo trì (sau bảo hành) sản phẩm sẽ vĩnh viễn được công ty bảo trì theo yêu cầu của chủ đầu tư (có phụ phí)